Đa phần các khách hàng tìm đến SENSAI VIETNAM tư vấn đều chưa có nhiều kinh nghiệm xây nhà, hoặc là lần đầu tiên xây nhà, mà lại được nghe chia sẻ kinh nghiệm nhiều chiều từ những người quen không có chuyên môn hoặc tìm hiểu trên mạng. Xây nhà là 1 trong những việc lớn, nếu gia chủ chuẩn bị càng tốt bao nhiêu, kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả và chi phí sẽ gần với mong muốn và ý tưởng của mình bấy nhiêu.
Dưới đây SENSAI VIETNAM xin gửi đến tất cả khách hàng một vài điều cơ bản quan trọng cần chuẩn bị kĩ nếu gia chủ muốn bắt tay xây dựng căn nhà.
1. KHẢO SÁT CÔNG TRÌNH
Khảo sát công trình là một trong những bước đầu tiên cần phải thực hiện khi gia chủ muốn xây nhà. Việc khảo sát kĩ lượng và chuẩn xác mới có thể tiếp tục tiến hành tất cả những việc sau. Bạn có thể tham khảo một vài tư vấn cụ thể và chi tiết hơn của SENSAI VIETNAM tại đây.
Việc khảo sát công trình xây dựng nhằm đánh giá mức độ thích hợp của địa điểm và môi trường đối với các công trình dự kiến xây dựng, từ đó đưa ra dự toán, mong muốn, thiết kế, lựa chọn giải pháp một cách hợp lý nhất.
2. TÍNH TOÁN TÀI CHÍNH
Kinh phí xây dựng hoàn thiện 1 công trình có nhiều hạng mục, chia theo nhiều giai đoạn, có 1 số hạng mục có thể làm tiết kiệm chi phí hoặc triển khai sau, tuy nhiên có những hạng mục không thể tiết kiệm và cần hoàn thiện chỉn chu ngay từ những bước đầu.
Chi phí xây dựng thường sẽ bao gồm:
- Chi phí khảo sát địa chất (nếu cần)
- Chi phí các thủ tục pháp lý xây dựng (tham khảo tại: THỦ TỤC PHÁP LÝ XÂY DỰNG)
- Chi phí thuê thiết kế kết cấu, kiến trúc & ME
- Chi phí vật liệu xây dựng
- Chi phí xây dựng phần thô
- Chi phí xây dựng hoàn thiện
- Chi phí thi công hoàn thiện nội thất
- Chi phí bảo hành phát sinh khác….
Gia chủ nên yêu cầu đơn vị thi công lập báo giá càng chi tiết càng tốt, và nên chọn giá trọn gói, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình thi công, để đảm bảo tài chính của mình được chính xác và theo đúng kế hoạch.
Vậy việc gia chủ cần lưu ý là:
- Nếu đơn vị thi công làm trọn gói công trình: yêu cầu lên báo giá càng chi tiết càng tốt, bao gồm các khoản phát sinh nếu có, hợp đồng kí kết chi tiết rõ ràng, và cam kết chi phí phát sinh trong hạn mức cho phép (con số cụ thể)
- Nếu tài chính của mình chỉ trong khoảng nhất định: cân nhắc và nhờ bên đơn vị thi công tư vấn những hạng mục nào có thể tiết kiệm, lựa chọn vật liệu xây dựng, thiết kế trong nhà, hạng mục nào có thể thi công sau… để cân đối chi phí phù hợp nhất với tài chính của mình.
- Mỗi công trình đều có đặc điểm khác nhau và duy nhất, vậy nên sẽ không có bảng báo giá nào phù hợp cho nhiều công trình khác nhau, gia chủ không nên áp dụng báo giá công trình khác cùng diện tích cho căn nhà của mình.
- Phân bổ tài chính theo từng giai đoạn: ngoài tổng số tiền mình đầu tư cho công trình, gia chủ cần nắm được từng giai đoạn thanh toán & số tiền dự trù cần chi để có kế hoạch tài chính tối ưu nhất.
3. LỰA CHỌN CÁC HÌNH THỨC THI CÔNG
- Nếu gia chủ đã có kinh nghiệm xây dựng, hoặc hạng mục thi công đơn giản, sữa chữa, cải tạo thì có thể tự giám sát thi công
- Nếu công trình thi công toàn bộ, hoặc cải tạo sữa chữa nhiều, gia chủ nên nhờ đến các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng, cũng như tối ưu chi phí.
4. HỢP ĐỒNG THI CÔNG
Vậy chủ nhà cần chú ý những khoản gì trong hợp đồng:
-
Tổng giá trị hợp đồng và chi tiết giá cho từng hạng mục: Ngoài thông tin chung về người ký hợp đồng, hạng mục quan trọng đầu tiên gia chủ nên kiểm tra chính là chi phí: tổng chi phí và chi phí cho từng hạng mục. Gia chủ cần yêu cầu HD càng chi tiết càng tốt về tất cả các chi phí, kể cả phát sinh khi xây nhà nếu có. Dù là chi phí tổng hay chi tiết giá từng hạng mục đều quan trọng như nhau. Bởi tất cả sai lầm hay lơ là trong hạng mục này đều phải trả giá bằng tiền.
-
Vật liệu xây dựng & nội thất: hợp đồng thi công xây dựng cần có chi tiết loại vật liệu xây dựng, nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu bên thi công sử dụng. Gia chủ có thể dựa vào hợp đồng để giám sát nghiệm thu chất lượng công trình.
-
Hình thức, thời hạn và hình thức thanh toán: gia chủ cần lưu ý về số đợt thanh toán, giai đoạn cần thanh toán, và số tiền cần thanh toán mỗi đợt. Cách tốt nhất cho cả hai bên là thanh toán theo tiến độ thi công.
-
Tiến độ thi công cũng cần được chi tiết và rõ ràng như tiến độ thanh toán. Ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng (ghi rõ trong hợp đồng), tiến độ phải được bên thi công cam kết như trong hợp đồng. Nếu chậm tiến độ, tùy vào thời gian chậm sẽ có hình thức phạt rõ ràng. Điều này sẽ đảm bảo quyền lợi cho gia chủ trong trong trường hợp bị chậm trễ hoàn thiện.
- Bảo hành: Thông thường sau khi thi công hoàn thiện hết các hạng mục, chủ đầu tư sẽ giữ lại 1 khoản (theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng) để đơn vị thi công đảm bảo dịch vụ bảo hành đầy đủ trong thời gian quy định. Gia chủ nên lưu tâm đến phần này.
5. CÁC THỦ TỤC PHÁP LÝ
6. PHONG THỦY CÔNG TRÌNH
5 nguyên tắc phong thủy nhà ở bạn cần biết
-
Vị trí và hướng cửa chính, cửa phụ: hướng cửa chính cũng là nhân tố quan trọng cần quan tâm trong phong thủy nhà ở, là nơi dòng khí lưu thông, đón khí vào nhà nên phải có vị trí lý tưởng. Cửa chính và cửa phụ (cửa hậu sau) tuyệt đối không được đối diện nhau. Hơn nữa, cửa chính không nên nhìn thẳng vào bếp hay nhà vệ sinh ảnh hưởng xấu đến phong thủy ngôi nhà. Nếu mắc lỗi phong thủy này, bạn nên treo rèm trước cửa chính hoặc lắp thêm cửa/bình phong ở giữa để hóa giải.
-
Hướng phòng thờ: Bàn thờ hay phòng thờ là khu vực tâm linh thờ cúng tổ tiên. Chính vì vậy bàn thờ cần được đặt ở nơi thanh tịnh và ấm cúng. Hướng phòng thờ nên theo hướng dương hoặc hướng cửa chính để cân bằng âm dương cho khu vực tâm linh. Hướng dương thường là hướng của mặt trời như hướng Tây, Tây Bắc. Phòng thờ cần nhìn ra không gian thoáng mát, có đầy đủ ánh sáng và không khí tự nhiên. Tránh việc đặt bàn thờ gần nhà vệ sinh, phòng trẻ em, không quay ngược bàn thờ với cửa sổ, cửa chính hay khoảng không.
-
Phong thủy các phòng chức năng: tùy theo mục đích sử dụng (phòng bếp, phòng ngủ, phòng khách…) mỗi phòng sẽ có những lưu ý riêng để đảm bảo vừa tối ưu công năng, vừa không phạm phong thủy.
-
Phong thủy nhà ở theo tuổi: Thực tế, trước khi xây nhà thì sẽ cần xem tuổi bát trạch của trụ cột trong nhà. Gia chủ nên chọn hướng nhà ở cung tốt, tuyệt đối tránh các cung xấu để tránh ảnh hưởng đến vận mệnh của gia chủ.
Ngôi nhà thường là tài sản có giá trị nhất đối với quan niệm của người Việt Nam. Vì thế, muốn xây dựng một ngôi nhà khang trang rộng rãi đúng như mong muốn của bạn, bạn nên tìm hiểu kĩ hoặc nhờ các đơn vị tư vấn tất cả các thắc mắc trên.
------------------------------------
VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!
SENSAI VIETNAM - đơn vị chuyên thiết kế, thi công xây dựng, hoàn thiện nội thất trọn gói công trình.
Hotline: 090 415 8599 – 091 689 6699
Email: sensaivietnam@gmail.com
Website: https://sensaivietnam.com/