CÔNG TY TNHH
SENSAI VIỆT NAM

Tin tức - Tư vấn

QUY TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG GỒM NHỮNG PHẦN NÀO?
 

1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA GIA CHỦ:


Gia chủ cần chuẩn bị đủ các giấy tờ pháp lý và mặt bằng để đơn vị thi công bắt đầu tiến hành xây dựng:
  • Hoàn thiện các thủ tục về xin phép đầu tư và xin phép xây dựng.
  • Mặt bằng thi công được giải phòng/ đã quy hoạch.
  • Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng sau khi có bản thiết kế.
  • Chuẩn bị hồ sơ giấy phép xây dựng gồm: Giấy phép xây dựng & bản vẽ xin phép xây dựng
  • Chuẩn bị hồ sơ thiết kế xây dựng chi tiết làm căn cứ kỹ thuật thi công.
  • Định vị ranh công trình, xác định cao độ chuẩn +0.000
  • Chọn ngày khởi công xây dựng.

2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA ĐƠN VỊ THI CÔNG:

  • Lập tiến độ thi công, phân chia giai đoạn và công việc cho từng tổ thợ và vị trí khác nhau.
  • Kí hợp đồng với các bên đối tác và thầu phụ, với các điều khoản và yêu cầu chi tiết, chặt chẽ.
  • Chuẩn bị vật tư công trình, chuyển thiết bị vật tư đến công trình theo từng giai đoạn, đảm bảo quá trình thi công không bị gián đoạn do thiếu vật tư.
  • Lập hồ sơ danh sách cán bộ, công nhân thi công trên công trường và các giấy tờ pháp lý liên quan.
  • Tổ chức công trường, khu lán trại và vệ sinh di động cho công nhân (nếu mặt bằng công trình cho phép).
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng.
  • Định vị tim cột, móng, đo đạc, kiểm tra hiện trạng đất giữa thực tế và bản vẽ xin phép xây dựng. Xác định cao độ hiện trạng và cao độ thiết kế so với cao độ chuẩn (thường là mặt đường, lề đường hoặc tim đường).
  • Lập biên bản bàn giao mặt bằng (trong đó có sự xác nhận của chủ đầu tư; chủ sở hữu các công trình lân cận về ranh đất, ranh giới xây dựng và đơn vị thi công).
  • Các công trình nằm giữa khu đất trống thì cần phải nhờ cơ quan chức năng đo đạc và xác định tọa độ chính xác.
  • Lưu lại hình ảnh hiện trạng của công trình và các công trình lân cận để tránh các vấn đề rủi ro về tranh chấp pháp lý sau này.
  • Chuẩn bị các biển báo xây dựng công trình (biển báo thông tin công trình, biển cảnh báo, biển báo an toàn lao động), chuẩn bị bạt phủ và các dụng cụ bảo vệ an toàn công trình.
  • ​Chuẩn bị nguồn điện, nước phục vụ thi công xây dựng.

3. CÔNG TÁC THI CÔNG

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các yếu tố trên, nhà thầu thi công tiến hành công việc theo bản vẽ được thống nhất giữa các bên.

3.1. Thi công móng và công trình ngầm

 Có thể nói rằng đây là một trong số những giai đoạn quyết định xem chất lượng công trình có được đảm bảo hay không. Nếu công đoạn này không được thực hiện kỹ lưỡng có thể dẫn tới nền móng nhà không vững chắc dễ gây ra các hậu quả sau này. Giai đoạn nay bao gồm các bước:
  • Đào đất hố móng, dầm móng, đà kiềng, bể phốt, bể nước ngầm, lấp đất, vận chuyển đất đào đi đổ (bằng thủ công hoặc cơ giới).

 
  • Đập đầu cọc BTCT (đối với công trình có móng thi công bằng phương pháp ép cọc hoặc khoan cọc nhồi).
  • Đổ bê tông lót đáy móng, dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt.
  • Sản xuất lắp dựng (SXLD) cốp-pha, cốt thép móng, dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt.
  • SXLD cốt thép, cốp-pha và đổ bê tông đáy và nắp hầm phân, hố ga, bể nước ngầm.
  • Nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn, cốt thép.
  • Đổ bê tông đáy móng, dầm móng, đà kiềng, cổ cột, sàn trệt,…
  • Lập biên bản nghiệm thu, với từng hạng mục sau khi thi công xong trước khi thi công những hạng mục kế tiếp.
  • Đối với nhà xây chen, móng băng hoặc móng có thể tích đào đất lớn cần thi công cuốn chiếu từng phần, từng móng một nhằm ngăn ngừa sạt lở đất, nhất là vào mùa mưa.
  • Kiểm tra định vị tim cổ cột chính xác trước khi đổ bê tông.
  • San lấp đất, tôn nền (nếu có). Lưu ý: Cần có bản vẽ hoàn công của phần ngầm trước khi tiến hành công việc tiếp theo.

3.2. Thi công phần thô

Xây dựng phần thô là xây dựng hệ thống khung kết cấu bê tông cốt thép và hệ thống tường, vách ngăn của của công trình. Khâu thi công xây dựng phần thô là khâu quan trọng bởi nó quyết định trực tiếp đến chất lượng, tuổi thọ, cấu trúc và các vấn đề an toàn cho công trình.
  • SXLD cốt thép, cốp-pha cột, dầm, sàn các tầng, sân thượng, mái.
  • SXLD cốt thép, cốp-pha và đổ bê tông cầu thang và xây bậc cầu thang bằng gạch thẻ (không tô bậc).
  • Nghiệm thu công tác lắp dựng ván khuôn, cốt thép.
  • Đổ bê tông cột, dầm, sàn các tầng, sân thượng, mái, cầu thang.

 
  • Lập biên bản nghiệm thu với từng hạng mục.
  • Khi chuẩn bị lắp dựng ván khuôn cột, dầm, sàn cần lưu ý chừa 2cm tính từ ranh đất giữa 2 công trình lân cận để tô 2 vách tường bao đó , nếu tường nhà bên cạnh đã tô thì vẫn bỏ 2cm.
  • Khi đặt thép, cần lưu ý các vị trí cần thép chờ theo thiết kế (thép chờ dầm, sàn, cầu thang, tam cấp, dầm thang máy, thép râu xây tường, thép neo sàn để thi công,…).
  • Kiểm tra kích thước, vị trí dầm sàn tránh bị méo, sai lệch so với thiết kế.
  • Kiểm tra các vị trí chuẩn bị cho bồn hoa, lam, sê-nô, đan, mảng tường lồi, mái, …
  • Chỉ tháo cây chống cốp-pha sau ít nhất 10 ngày (kể cả khi có phụ gia đông kết nhanh) và chỉ được tháo sau khi đổ cách tầng.
  • Kiểm tra hệ thống ống điện, nước, điện lạnh âm tường chờ thiết bị.
  • Kiểm tra các vị trí sàn âm, giật cấp.
  • Kiểm tra vị trí chừa lỗ sàn cho hộp kĩ thuật
  • Sau khi tháo cốp-pha, cây chống khu vực nào thì xây khu vực đó.
  • Xây toàn bộ tường bao, tường ngăn chia phòng, tường vệ sinh.
  • Lắp dựng cửa trong quá trình xây.
  • Lắp đặt hệ thống điện, ống nước, ống máy lạnh, hộp nối điện, …
  • Kiểm tra kích thước và định vị cửa khi thi công, tường theo bản vẽ thiết kế, hệ thống điện nước… và lập biên bản nghiệm thu từng hạng mục

3.3. Thi công hoàn thiện

Sau khi hoàn thiện phần thô sẽ tiến hành các bước hoàn thiện ngôi nhà
  • Tô vữa xi măng toàn bộ trần trước, tô vách tường trong nhà sau (với trần thạch cao chỉ vệ sinh làm sạch) toàn bộ công trình và sau cùng là tô hoàn thiện thi công mặt tiền – dặm vá tô tường theo đường điện.

 
  • Hệ thống hộp gain điện, nước sẽ xây tô sau khi lắp đặt và kiểm tra thử nước trước.
  • Đóng trần/tường thạch cao trang trí theo thiết kế.
  • Cán nền xi măng các tầng lầu, sân thượng, mái, ban công, nhà vệ sinh.
  • Chống thấm sàn sân thượng, vệ sinh, mái, ban công.
  • Lát gạch sàn, len chân tường tầng trệt, các tầng lầu, sân thượng, vệ sinh, mái.
  • Ốp gạch trang trí mặt tiền, phòng vệ sinh, cầu thang…
  • Lắp đặt cửa, lan can cầu thang, tay vịn.
  • Bả matiz toàn bộ công trình.
  • Sơn nước lớp 1 toàn bộ công trình.
  • Sơn dầu toàn bộ cửa, lan can, khung sắt trong công trình.
  • Lắp đặt bồn nước, máy bơm nước, thiết bị vệ sinh, thử nước.
  • Lắp đặt hệ thống điện, đèn chiếu sáng (lắp đặt công tắc, ổ cắm, tủ điện, MCB, quạt hút, đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn lon – không bao gồm lắp đặt các loại đèn chùm trang trí).
  • Lợp ngói mái, tole mái (nếu có).
  • Lắp đặt thang máy (nếu có)
  • Lắp đặt nội thất (nếu có)
  • Dọn dẹp vệ sinh công trình hàng ngày sau giờ làm.
  • Sơn nước lớp 2, dặm vá sơn trong và ngoài của toàn bộ công trình.
  • Vệ sinh cơ bản công trình trước khi bàn giao.

4. NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO CÔNG TRÌNH

Nghiệm thu bàn giao là bước cuối cùng sau khi công trình hoàn tất, đây là quá trình so sánh, đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế và công trình hoàn thiện.

Sau khi bàn giao công trình, nhà thầu thi công có trách nghiệm bảo trì bảo hành cho công trình. Thời gian bảo hành phần kết cấu thường là 5 năm, phần hoàn thiện, chống thấm, chống dột là 1 năm tính từ thời điểm bàn giao công trình.

 

5. BẢO HÀNH BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH

Sau khi kết thúc thi công và hoàn thiện công trình. Các đơn vị thi công, xây lắp thực hiện bàn giao công trình cho chủ đầu tư/ khách hàng và tiến hành các phương án bảo trì, bảo hành công trình. Lưu ý thời gian bảo hành phần kết cấu là 05 năm, phần hoàn thiện, chống thấm, chống dột là 01 năm tính từ thời điểm bàn giao công trình.

Tin liên quan

TOP 6 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ KHI GIA CHỦ ĐỊNH XÂY NHÀ

TOP 6 ĐIỀU CẦN CHUẨN BỊ KHI GIA CHỦ ĐỊNH XÂY NHÀ

ĐỪNG VỘI XÂY NHÀ NẾU BẠN CHƯA CHUẨN BỊ 6 ĐIỀU SAU !!!! Đa phần các khách hàng tìm đến SENSAI VIETNAM tư vấn đều chưa có nhiều kinh nghiệm xây nhà, hoặc là lần đầu tiên xây nhà, mà lại được nghe chia s

TOP 6 SAI LẦM KHI XÂY NHÀ KHIẾN CHỦ NHÀ HỐI HẬN

TOP 6 SAI LẦM KHI XÂY NHÀ KHIẾN CHỦ NHÀ HỐI HẬN

ĐIỀU GÌ KHIẾN GIA CHỦ HỐI HẬN SAU KHI LÀM NHÀ??? Theo thói quen từ xưa, một số gia chủ Việt khi xây nhà theo kinh nghiệm cá nhân, xây đến đâu mới có ý tưởng sắp đặt đồ đạc công năng trong gia đình đến

7 GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN NHÀ GIA CHỦ NÊN LƯU Ý!

7 GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN NHÀ GIA CHỦ NÊN LƯU Ý!

NHỮNG ĐIỀU GIA CHỦ KHÔNG NÊN BỎ QUA KHI HOÀN THIỆN NHÀ! Giai đoạn hoàn thiện tuy chỉ chiếm 40% trong thi công, công việc nhẹ nhàng hơn nhưng lại đòi hỏi về mặt chuyên môn, kinh nghiệm, sự tỉ mỉ chỉn c

CÁC ĐỐI TÁC